Hiện nay, lượng rác thải tại Việt Nam là khoảng 50.000 tấn/ngày, trong đó tại các đô thị là khoảng 35.000 tấn/ngày, còn lại là rác thải ở vùng nông thôn. Riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra khoảng 7.000 – 8.000 tấn.
Trước số lượng rác thải lớn như vậy cần tìm ra giải pháp để chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hơn, dễ kiểm soát hơn, chuyển chất thải thành các chất khác có thể sử dụng có ích giúp giảm thể tích hoặc số lượng nhằm lưu giữ được nhiều hơn, lưu trữ tạm thời để chờ công nghệ phù hợp.
Chất thải - rác thải ở Việt Nam có thể phân thành 2 loại như sau: phân loại dựa trên mức độ nguy hiểm (rác thông thường, ác nguy hại), phân loại rác trên nguồn gốc phát sinh (rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải văn phòng, . . . ). Cùng với việc xác định loại rác chúng ta có những cách xử lý chất thải - rác thải hiệu quả.
Đây là phương pháp phổ biến hiện nay trên thế giới như: Nhật bản, Đức, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch,.. để xử lý chất thải rắn nói chung, đặc biệt đối với chất thải rắn độc hại công ngiệp, chất thải nguy hại y tế nói riêng.
Xử lý khói thải sinh ra từ quá trình thiêu đốt là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Phụ thuộc vào thành phần khí thải, các phương pháp xử lý phù hợp có thể được áp dụng như phương pháp hóa học (kết tủa, trung hòa, oxy hóa...), phương pháp hóa lý (hấp thụ, hấp phụ, điện li), phương pháp cơ học (lọc, lắng)..
Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc giúp làm giảm bớt chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ. Mặt khác, năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt cần phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra.
Hiện tại ở Việt Nam xử lý chất thải rắn nguy hại y tế chủ yếu bằng lò đốt công suất nhỏ được trang bị cho từng bệnh viện. Tuy nhiên, các bệnh viện lớn tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế có công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải y tế được thực hiện tốt. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, việc xử lý chất thải y tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế từng tỉnh. Số bệnh viện tuyến huyện được trang bị lò đốt đạt tiêu chuẩn rất ít. Vì vậy chất thải y tế thường được đốt bằng lò đốt thủ công hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện.
Đối với rác thải nguy hại công nghiệp được xử lý bằng phương pháp đốt thì gần như tuân theo nguyên lý đốt của chất thải y tế nhưng công suất lò lớn hơn. Hiện tại, các khu công nghiệp có đầu tư khu xử lý chất thải rắn nguy hại thường được doanh nghiệp hợp đồng với công ty, đơn vị có chức năng, được cấp giấy phép vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại.
Với hiện trạng hiện nay, Việt Nam cần học hỏi thêm khoa học công nghệ về lò đốt ở các quốc gia như Singapore; Nhật, Thụy Sỹ, Đức để loại bỏ các yếu tố không đạt khi quan trắc môi trường của các lò do đơn vị Việt Nam sản xuất là độ cao tối thiểu, dư lượng Dioxin, bụi,.. Xu hướng từ 2020 trở đi với lượng rác thải sinh hoạt thì xu hướng ngành từ 2020 trở đi mỗi đơn vị Quận, Huyện đã phải trang bị 1 lò đốt rác thải sinh hoạt và trung bình 1 thành phố tối thiểu 2-3 lò đốt rác nguy hại.
Ưu điểm của phương pháp thiêu đốt:
Trong sinh hoạt con người thải ra rất nhiều chất thải, rác thải, chính vì vậy khi dân số tăng lên sẽ kéo theo số lượng rác thải ngày một lớn; Nếu không được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mới đây, Trung tâm Phân tích và Quan trắc Việt Nam (QCVN) đưa ra 4 giải pháp xử lý chất thải - rác thải hiệu quả nhất.
Người gửi / điện thoại
Đánh giá
Mục lục bài viết
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ SƠN HÀ
Số 5/2 Ngõ 1295 đường Giải Phóng, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: +84 942226986 | Fax: +84 837145888
Email: sonhainterco@gmail.com